Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, thức dậy trong đêm mà không ngủ lại được, dậy quá sớm, hay ngủ dậy người vẫn cảm thấy mệt mỏi, rã rời.

Nguyên nhân mất ngủ?

–   Công việc căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày dẫn đến stress và lo âu.

–   Suy giảm nội tiết tố nữ ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

–  Do thói quen xấu trong sinh hoạt như: lạm dụng các món ăn, đồ uống có chất  kích thích, rượu, bia, thuốc lá hay trà, café.

–  Thói quen đi ngủ quá muộn, hay ngủ nướng vào ban ngày.

–  Do các bệnh lí khác dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng tâm lí cũng gây mất ngủ.

–  Sự suy giảm hormone Melatonin trên tuyến tùng ở người trung niên và cao tuổi.

…….

Hậu quả của mất ngủ gây ra:

–   Làm ảnh hưởng và đảo lộn cuộc sống, khiến người bệnh lo lắng và buồn phiền, nghĩ ngợi linh tinh, hay nghĩ về những vấn đề tiêu cực dẫn tới càng khó ngủ và lâu dần trở thành thói quen xấu làm mất ngủ và rất dễ khiến người bệnh bị trầm cảm.

–   Với chị em phụ nữ thường gây lão hóa nhanh, nhất là nhan sắc dẫn đến sạm da, xuất hiện nhiều nốt đồi mồi, da nhăn và xấu đi rất nhanh. Không những vậy mà vấn đề sinh lí vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dấn đến hiện tượng lãnh cảm.

–   Cánh mày râu có thể đánh mất bản lĩnh đàn ông chỉ vì lí do này, vì khi không có giấc ngủ ngon thì người mệt mỏi và không còn sức lực cũng như khoái cảm khó đạt được như ý muốn, lâu ngày dễ gây hiện tượng xuất tinh sớm hay liệt dương.            

–   Với đối tượng người cao tuổi thì bệnh mất ngủ như là đôi bạn, mất ngủ theo đuổi dai dẳng và gây cảm giác chán chường cũng như sợ hãi khi màn đêm buông xuống ở lứa tuổi này.


Có 3 loại mất ngủ:

–   Mất ngủ tạm thời: Kéo dài chỉ trong 3 ngày do biến động như lạ chỗ, du lịch sang nước có mũi giờ khác…

–   Mất ngủ ngắn hạn: Kéo dài trên 3 ngày đến 4 tuần do: căng thẳng, lo âu, phiền muộn, áp lực công việc..

–   Mất ngủ kinh niên: Kéo dài trên 4 tuần, thậm chí vài năm, vài chục năm do các rối loạn trong cơ thể như các bệnh nội khoa, bệnh trầm cảm…

Mất ngủ kinh niên – có thể tìm lại được giấc ngủ tự nhiên không?

Dường như rất nhiều bệnh nhân chưa tìm được câu trả lời?

Khi sử dụng thuốc tân dược để điều trị bệnh mất ngủ, theo như  PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM cho biết, lạm dụng thuốc an thần lâu ngày, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nghiện, nhờn thuốc, hoặc lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc: thiếu thuốc, bệnh nhân sẽ mất ngủ trở lại. Nguy hiểm hơn, thuốc an thần còn có thể gây lú lẫn, suy giảm trí nhớ, làm thay đổi hành vi, tâm lý, thậm chí gây đột tử! Các thuốc tân dược ( thuốc tây) này gây giấc ngủ cưỡng chế bằng cách ức chế thần kinh trung ương, nên giấc ngủ không tự nhiên, bệnh nhân ngủ dậy thiếu ngủ, không tỉnh táo, mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật ban ngày.

 Và như hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc đông y, thảo dược cũng như những bài thuốc được quảng cáo là “chữa dứt điểm” căn bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỷ lệ đáp ứng được độ thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm còn ít, thậm chí người bệnh vẫn đang trong tình trạng lo lắng và bị ám ảnh mỗi khi nghĩ tới giấc ngủ của mình. Sở dĩ câu trả lời chưa có lời đáp này là do:

–   Mong muốn giấc ngủ tới ngay khi sử dụng sản phẩm nào đó càng làm cho tinh thần căng thẳng và ức chế thần kinh gây khó ngủ.

–   Lạm dụng thuốc ngủ quá mức gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc ngủ.

–   Chưa sắp xếp cho mình một thời gian biểu và chế độ ăn uống hợp lí.

–   Suy nghĩ tiêu cực hay lo lắng quá khi mất ngủ tạo tâm lí không tốt.

Thu Trang

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo
Tư vấn ngay